Tìm

Sân Golf

Thông tin về các sân golf trong cả nước

Thẻ

Sân Golf

Vẻ đẹp độc đáo của sân golf Shinnecock Hills, New York

Sân golf Shinnecock Hills, New York – địa điểm diễn ra giải majors thứ 2 trong năm US Open, là một sân golf đầy độc đáo với vẻ đẹp hoang sơ và được mệnh danh là cái nôi của môn thể thao quý tộc này.

Nơi đây bao gồm các cồn cát với phong cách links, gây cho những người chơi đến đây một cảm giấc đầy ấn tượng với tầm nhìn khoáng đạt cùng với các khóm lau rập rờn trong gió, xa xa là bãi biển Long Island trong xanh đẹp mắt.

Được ra đời từ những năm 1891, nơi đây vinh dự là một trong 5 CLB góp phần thành lập nên Hiệp hội Golf Hoa Kỳ (USGA) và thường xuyên được lựa chọn để đăng cai US Open.

Huyền thoại golf Johnny Miller đã có một sự so sánh đầy thú vị khi ông gọi đây là “chén thánh của golf” bởi nơi đây thường xuyên có tên trong danh sách 10 sân golf hàng đầu nước Mỹ, cũng như đứng hạng 2 trong bảng xếp hạng thường niên của tạp chí danh tiếng Golf Digest.

Một số các giải đấu quan trọng từng tổ chức tại đây :

1896 U.S. Amateur: H.J. Whigham

1896 U.S. Open: James Foulis

1900 U.S. Women’s Amateur: Frances C. Griscom

1977 Walker Cup: United States

1986 U.S. Open: Raymond Floyd

1995 U.S. Open: Corey Pavin

2004 U.S. Open: Retief Goosen

Một số điều thú vị khác :

– Đây là sân golf đầu tiên của Mỹ chấp nhận hội viên là nữ.

– Mùa giải US Open 1896, John Shippen là caddie người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi tại giải.

– Shinnecock Hills vinh dự là sân golf duy nhất tại Mỹ đăng cai 3 giải US Open trong 3 thế kỷ.

– Đây là nơi khá khắt khe về trang phục, cụ thể áo golf cần luôn bỏ trong quần, mũ golf không đội ngược, khi vào nhà CLB phải bỏ mũ.

– Xe điện không được phép dùng tại đây, caidde chỉ phục vụ nếu hội viên yêu cầu.

Danh sách 10 sân golf hàng đầu Việt Nam 2018 : Bà Nà Hills vinh dự có tên

Vào ngày 9/7/2018 mới đây, sân golf Bà Nà Hills đã rất vinh dự được xướng tên trong danh sách 10 sân golf chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Gải thưởng này diễn ra nhằm mục đích tôn vinh 10 công ty lữ hành nội địa hàng đầu tại Việt Nam, 10 công ty lữ hành nội địa, 15 khách sạn 5 sao, 15 khách sạn 4 sao, 10 sân golf Việt Nam hàng đầu.

Với thành tích kể trên, Tim Haddon, Tổng giám đốc Sân golf Bà Nà Hills được quản lý bởi IMG chia sẻ như sau : “Chúng tôi rất vinh dự khi được nhận giải thưởng này và thật sự vui mừng khi được đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.”

Ra đời từ năm 1999, giải thưởng Du lịch Việt Nam là giải thưởng thường niên uy tín nhất của ngành du lịch Việt Nam, tôn vinh những doan nghiệp chất lượng hàng đầu về dịch vụ du lịch, nâng cao sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần đẩy mạnh hơn sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Được khai trương, mở cửa vào tháng 3 năm 2016, với vị trí độc đáo dưới chân dãy Bà Nà cao chót vót, Sân golf Bà Nà Hills vô cùng độc đáo, không hề giống với sân golf nào trước đây. Cách đó không lâu, nơi đây cũng rất vinh dự được trao danh hiệu “Sân Golf Tốt Nhất Châu Á” tại Giải thưởng Golf Thế Giới 2017, giải thưởng danh giá nhất trong ngành du lịch golf toàn cầu.

Đây là sân golf thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Sun Group, nhà đầu tư quy mô lớn hàng đầu Việt Nam. Với sự hợp tác của IMG, sân golf này hiện lên với bố cục đúng chuẩn quốc tế, là sự kết hợp hoàn hảo giữa địa hình sườn núi với các hồ nước, sông suối cùng với đó là thảm thực vật xanh tươi.

Với danh tiếng, tên tuôi được công nhận từ lâu nay, Sân golf Bà Nà Hills rất đáng để golfer đến và trải nghiệm.

Tìm hiểu về cấu tạo sân golf

Sân golf là nơi dùng để chơi golf, để luyện tập, thi đấu môn thể thao này. Cùng tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của sân golf qua bài viết này.

Một sân Gôn được bao gồm nhiều phần với các độ khó không giống nhau. Một sân gôn được cơ bản bao gồm các thành phần sau : Tee-box; Fairway và Green. Tee-box là vị trí bạn đánh cú khởi đầu.

>> Tham khảo danh sách các sân golf ở Hà Nội đáng để golfer tới và trải nghiệm.

Điều gôn thủ cần hướng tới trong cúđánh này là làm cho bóng tới gần vùng Green hết mức có thể hay ít nhất là nằm trên vùng Fairway. Từ vị trí Fairway, người chơi cần đưa bóng hướng tới vị trí Green và đánh bóng vào lỗ. Ngoài các vị trí cơ bản như trên thì sân Gôn còn được thiết kế để tạo ra những thử thách và khó khăn hơn cho người chơi. Đó là các vị trí : Hazard, Rough, Trees, Fringe.

Cụ thể về từng phần như sau:

+/ Tee-box:

Tee-box hay là Tee là một bề mặt phẳng hình vuông. Cú vung gậy đầu tiên được người chơi thực hiện là tại điểm này, nó được gọi là Tee Shot, Teeing hay Driver. Người chơi Teeing bằng cách để bóng tại vị trí chốt (Tee) và dùng gậy golf Driver hoặc các lại gậy gỗ dài rồi đánh bóng vào Fairway và gần Green tối đa.

+/ Fairway

Fairway là phần được trải dài thẳng từ điểm phát bóng xuống gần với vùng Green. Đưa bóng tới vị trí Fairway là một trong những mục đích chính khi chơi, bởi với bóng ở gần vùng Fairway người chơi sẽ có thể làm cho bóng từ vùng Fairway vào vùng Green dễ hơn so với đánh bóng từ các vùng Rough hay Hazards. Những cây gậy với tên gậy Fairway được dùng với các cú đánh dài ra khỏi vùng Fairway. Những gậy này bao gồm gậy số 2 (bây giờ ít sử dụng), số 3, số 4 và số 5.

+/ Green

Đây là khu vực xung quanh lỗ gôn, cỏ ở khu vực này yêu cầu phải rất mượt bởi lẽ đây là bóng lăn vào lỗ. Giống cỏ thường được trồng ở vùng Green có thể là cỏ Bermuda hoặc cỏ Bentgrass (một loại cỏ ống). Cỏ Bentgrass được tỉa thấp hơn so với cỏ Bermuda, nó làm cho bóng lăn với tốc độ cao hơn.  Những vùng Green thường được thiết kế với độ dốc thoải và rất khô ráo chắc chắn. Bóng Gôn chuyển động với tốc độ cao hơn trên những vùng Green khô ráo chắc chắn so với những vùng Green ẩm ướt.

+Hole

Hole (lỗ gôn) là phần bắt buộc phải có trong môn thể thao này. Một lỗ gôn được làm với đường kính thường là 10.8 cm và có độ sâu tối thiểu là 10cm. Vùng Green nằm bao trùm lỗ gôn. Khu vực lỗ gôn được nhận biết bởi một chiếc cờ nhỏ. Cờ màu đỏ nghĩa là lỗ này nằm phía trước của vùng Green, Cờ màu trắng nghĩa là lỗ này ở giữa và xanh có nghĩa là lỗ này ở phía sau. Theo luật chơi, khi bạn không nhấc cờ khỏi lỗ trước lúc đẩy bóng vào lỗ thì có nghĩa là khi bóng di chuyển bạn không được dịch chuyển cờ.

+/ Rough

Là các dải biên bao bọc vùng Fairways.So với phần Green, Rough thường thô hơn bởi lẽ cỏ ở đây khá dài cũng như k được mịn so với Green. Khu vực này là khu vực không hấp dẫn người chơi tới bởi lẽ nó là chướng ngại vật. So với việc dễ dàng đưa bóng vào lỗ ở Fairway, thì việc đưa bóng từ Rough là cả một trở ngại.

+/ Golf Hazards

Hazards là các chướng ngại vật giúp cho việc chơi môn thể thao này thêm phần thử thách. Hiểu nôm na thì Hazards là các vật cản trở được đặt xung quanh sân. Hazard có thể là rất nhiều thành phần khác nhau, một trong số đó là Hazard nước.Người ta đánh giá Hazard nước bởi các cây cọc màu vàng xung  quanh người chơi và khu Green. Trong khi đó Hazard ở bên là khu vực dọc theo chu vi của hole và không trực tiếp ở giữa Tee cũng như Green. Các Hazard ở bên có thể được nhận biết bởi các cột màu đỏ.

Ngoài nước và các phần ở bên thì Hazard còn có thể là các hố cát. Loại Hazard này thường nằm gần các lỗ . Hố cát này yêu cầu người chơi phải trang bị cho mình các cú đánh đặc biết và gậy gôn sử dụng trong những cú đánh này là Sand Wedge hay Pitching Wedge.

>> Giày chơi golf là loại dụng cụ không thể thiếu mỗi khi ra sân chơi golf.

+/ Fringe/ Collar

Fringe/Collar là bộ phận ở quanh vùng Green cũng như là vùng rìa. Đây là một trong các khu vực mà cỏ mọc dày hơn một chút, và thường men theo các bụi cây.

+/ Trees

Cây cối được trông xung quanh sân với mục đích tăng thêm sự khó khăn cho trò chơi. Chẳng hạn như tình huống bóng bị mắc trên các cành cây…

Bạn đã biết về các chỉ số thể hiện độ khó của sân golf

Độ khó của sân golf được đánh giá qua những chỉ số nào và chúng khó ảnh hưởng ra sao đối với golfer, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Course rate:

Course Rate là giá trị thể hiện độ khó của sân golf được đưa ra bởi USGA. Cụ thể nó dùng để ước lượng số gậy một “người chơi tiêu chuẩn” (Scratch golfer) cần phải thực hiện để hoàn tất 18 hố trong điều kiện mặt sân và thời tiết trung bình. Giá trị độ khó của sân (hoặc từng tee) được quy đổi về thập phân và dựa trên chiều dài đường đánh, hiệu quả của cú đánh và các chướng ngại vật khác đối với người chơi.

“Người chơi tiêu chuẩn” (Scratch golfer) được quy định trong luật golf cơ bản như sau: là nam giới thì phải là một tay golf nghiệp dư có HDC là 0, phát bóng trung bình 250 yards, đánh 2 gậy lên green ở đường 470 yards. Nếu là nữ thì phải phát bóng được 210 yards và đưa bóng lên green bằng 2 gậy ở đường dài 400 yards.

Đa phần các golfer đều biết chỉ số Course rate khá quan trọng đối với việc tính HDC. Tuy vậy, không phải tất cả các sân golf đều được chính USGA đánh giá, kiểm tra thường niên và cập nhật chỉ số độ khó của sân Course rate.

2. Slope rating:

Slope rate được tính bằng giá trị khác biệt giữa Bogey rate và Course rate trên từng loại tee. Slope rate được biểu diễn bằng số nguyên và thường có giá trị dao động trong khoảng 55-155.

Nói một cách ngắn gọn, Course rate thể hiện mức độ khó khăn mà một sân xác định gậy ra cho “người chơi tiêu chuẩn” còn Slope rate thể hiện mức độ khó khăn của sân gây ra cho “người chơi bogey”. Nếu bạn vẫn cảm thấy băn khoăn thì có thể hiểu một cách nôm na như sau : USGA Course rate nói lên độ khó của sân dành cho những người chơi tốt nhất còn USGA Slope rate nói lên độ khó ở mức độ người chơi phổ thông.

Mức giá trị của Slope rate dao động trong khoảng 55 và 155 và đối với sân golf tiêu chuẩn 18 lỗ có độ khó trung bình là 113. Tuy vậy Slope rate không không có sự liên quan trực tiếp đến số gậy của người chơi nhưng tương tự như Course rate, Slope rate cũng được tính theo từng nhóm tee, từng sân (9 hố) và có chia ra độ khó cho người chơi nữ riêng.

Thông thường, nếu muốn đánh giá độ khó của một sân golf, có 10 yếu tố sau được coi là yếu tố gây trở ngại : Địa hình, dễ hay khó đưa bóng lên fairway, xác suất đánh lên green từ fairway, khả năng rơi vào và cứu bóng khỏi rough, độ khó và xác xuất lọt vào hố cát, xác suất bị O.B, độ khó của bẫy nước, tác động của cây xanh, tốc độ của green. Cuối cùng là yếu tố tổng hợp bao gồm cả tác động tâm lý của tất cả các yếu tố. Những yếu tố này được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10, sau chi chấm điểm sẽ được tổng hợp thành “Mức độ trở ngại gây ra cho người chơi”.

Đa phần người có suy nghĩ sân golf có Slope rate càng cao thì càng khó. Điều này đúng nhưng không hoàn toàn chính xác vì độ khó của Slope rate tỉ lệ thuận với độ khó của sân golf nhưng mức độ trở ngại lại khác nhau ở người chơi bogey (HDC=20) và người chơi tiêu chuẩn (HDC=0). Ví dụ: Đường par 4, 480 yards, dogleg trái ở cự ly 250 yards thì người chơi bogey có thể mất đến 5 gậy để hoàn tất còn người chơi tiêu chuẩn có thể chỉ mất 3 gậy vì có thể đánh tắt.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về hai chỉ số cơ bản thể hiện độ khó của 1 sân golf, bạn đọc hãy tham khảo các bài viết khác của Golfcity để có thêm thông tin về golf, các kỹ thuật trong golf.

Tổng hợp 5 sân golf chất lượng hàng đầu châu Á

Bạn đang muốn biết thêm các sân golf được đánh giá hàng đầu châu Á, hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Ba Na Hills Golf Club (Việt Nam)

Địa chỉ: Thôn An Sơn, Phường Hoà Ninh, Quận Hòa Vang, Đà Nẵng

Số điện thoại: +845113924888

Những giải thưởng mà sân golf này dành được là minh chứng tốt nhất về chất lượng : “Sân Golf tốt nhất Việt Nam 2017”, “Sân Golf tốt nhất châu Á 2017” do World Golf Awards bình chọn.

Với chiều dài chưa đến 7900 yard nhưng đa phần người chơi đã đến đây, bất kể handicap bao nhiêu, đều đã chơi rất vui và hài lòng. 9 hố mở đầu được thiết kế với tính truyền thống, bố trí các bãi cỏ công viên nhưng càng dần tới 9 hố nửa sau, địa hình sẽ khó dần và rất thú vị, nhấp nhô và nhiều khúc ngoặt hơn. Ba Na Hills thực sự sẽ khiến bạn phải dùng đến mọi cây gậy trong bộ gậy golf của mình. CLB tại đây được quản lý một cách đầy chuyên nghiệp bởi IMG, đem lại co bạn trải nghiệm dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao nhất. Với trang thiết bị hiện đại của nhà CLB, cùng khu vực cỏ nhân tạo luyện tập, pro shop luôn đầy đủ trang thiết bị và nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam sẽ đem lại cho bạn quãng thời gian chơi golf thỏa mãn và thư giãn nhất.

2. Angkor Golf Resort (Cam-pu-chia)

Đây chính là sân golf tốt nhất tại Campuchia. Chính Nick Faldo – người chiến thắng 6 giải chuyên nghiệp, đã nhận được những lời chúc từ các nhà sư địa phương và sau đó xây dựng sân golf vào tháng 12/2007, sân golf đầu tiên của mình tại Campuchia.

Fairway, green…tất cả đều được xây dựng hoàn hảo như những gì bạn mong chờ từ thiết kế của Nick Faldo và nhà Quản lý Sân golf IMG. Loại cỏ được sử dụng là cỏ Paspalum mới nhất đảm bảo điều kiện tuyệt vời để chơi quanh năm

Sân golf Angkor Golf Resort sẽ là một trải nghêiệm hợp lý cho tất cả các golf thủ và đòi hỏi tư duy chiến thuật tốt từ người chơi trên tất cả các lỗ để chơi tốt.

Sân golf Angkor Resort đảm bảo sẽ đem đến sự vui vẻ và thưởng ngoạn cho tất cả người chơi và các golf thủ sẽ đều muốn quay lại. Hãy chơi thử sân tập golf dài 300 yards của Angkor Golf Resort ; đây chính là một địa điểm luyện tập tuyệt vời để bạn khởi động cho mỗi trận golf tại đây!

3. Black Mountain Championship Golf Course (Thái Lan)

Black Mountain (Sân golf Núi Đen) có nguồn gốc ban đầu là rừng trồng dứa và được xây dựng trong một thung lũng. Lý giải cho tên gọi “Black Mountain” vì nơi đây có những tảng đá đen lớn đặt sâu vào trong núi, đem đến một bối cảnh rất đẹp cho nhiều hố golf.

Thành tích nổi bật kể đến là vào năm 2012, Black Mountain đã vinh dự được bình chọn là một trong 100 sân golf tốt nhất bên ngoài nước Mỹ do tạp chí Golf Digest bình chọn.

Sân golf mang vẻ tự nhiên và kế thừa những nét đặc trưng của nơi đây trước khi nó là một sân golf. Nét đặc trưng của nơi đây là các lạch nhỏ quanh sân golf và những tảng đá màu đen đã được sử dụng với tính năng thiết kế và trang trí trên nhiều lỗ golf. Các cây cối nguyên bản đã được giữ lại và nhiều cây mới cũng được trồng thêm.

Những tiện ích tại đây gồm có nhà câu lạc bộ khá tiện nghi với hệ thống nhà hàng, cửa hàng golf chuyên nghiệp nhất Hua Hin, và phòng thay quần áo golf sang trọng. Ngoài ra nét hấp dẫn tại Black Mountain bao gồm sân golf 9 lỗ par – 3 cùng công viên nước. Black Mountain thuộc sở hữu và quản lý bởi người Châu Âu, được đảm bảo hoạt động thông suốt, quanh năm với tiêu chuẩn xuất sắc, tiện lợi cho chuyến đi nghỉ dành cho cả gia đình.

4. Hokkaido Brooks Country Club (Nhật Bản)

Sân Hokkaido Brooks có diện tích lên tơi 1,65 triệu mét vuông và có thảm thực vật tự nhiên phong phú, địa hình uốn lượn trùng điệp nhẹ nhàng.

18 hố trên sân trải dài hòa với thiên nhiên, với các fairway cao thấp khác nhau và cũng có nhiều cảnh quan tuyệt đẹp.

Sân Hokkaido Brooks Country Club mang hơi thở hiện đại như những sân golf trứ danh tại Mỹ, vừa thanh lịch vừa hùng tráng, oai nghiêm. Sân cũng khai thác lợi thế “thủ công”. Ý tưởng thiết kế cấp cao của Ed Sneed và Taizo Kawata, Nhà thiết kế và Giám sát viên của sân golf, đều được áp dụng trên từng hố và ngóc ngách để tạo nên một sân golf tráng lệ mà vẫn có tính chiến lược, khơi dậy tinh thần thử thách của golfer.

Chúng tôi tin chắc sân golf này sẽ cung cấp mọi sự thích thú về golf, bám sát nhất khái niệm golf truyền thống.

5. Hong Kong Golf Club – Eden Course (Hồng Kông)

Hong Kong Golf Club bao gồm 3 sân 18 hố được gọi chung là Fanling, cộng thêm một địa điểm thứ hai ở Vịnh Nước Sâu – có một lịch sử lâu đời từ năm 1889. Sân Eden của Club không dài cho lắm – chỉ khoảng 6000 yard, tuy nhiên những fairway hẹp bao quanh bởi cây cao vẫn đem lại thử thách không nhỏ đòi hỏi golfer có cú phát bóng chính xác. Mặc dù là CLB tư nhân, sân golf vẫn cung cấp một số giờ tee off cho khách bên ngoài. Hong Kong Golf Club là nơi đã tổ chức giải Hong Kong open và Johnny Walker Classic.

>> Golfer có thể danh sách các các sân golf ở miền Bắc để có thêm lựa chọn khi chơi golf

Bạn đã biết 9 sân golf hàng đầu Việt Nam?

Bạn là người chơi golf và đang muốn lựa chọn một sân golf hoàn hảo cả về yếu tố thiết kế lẫn phục vụ? Hãy tham khảo 9 sân golf hàng đầu Việt Nam dưới đây.

1. Van Tri Golf Course

Địa chỉ: Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam (Cách Hà Nội khoảng 20km).

Số điện thoại: +84422171600 / +84439583080

Vân Trì Golf Club là sân golf tư nhân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Quốc tế và chỉ dành riêng cho các thành viên. Sân có vị trí khá đẹp và tiện lợi cho golfer, cụ thể là tại Kim Nỗ (Đông Anh) cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km.

Sân golf đã vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý như: Sân golf có thiết kế đẹp nhất Việt Nam, thân thiện nhất với môi trường …

>> Tham khảo thêm các thông tin và bảng giá sân golf vân Trì.

2. Dalat Palace Golf Club.

Địa chỉ: Đường Phù Đổng Thiên Vương, Tp. Đà Lạt, tình Lâm Đồng (Cách sân bay Liên Khương 20km)

Số điện thoại: +84633823507

Dalat Palace Golf Club là một trong những sân golf nổi tiếng nhất Việt Nam. Có rất nhiều điều làm nên sự nổi tiếng : là sân golf duy nhất của Việt Nam có green cỏ Bent – loại cỏ thích hợp phát triển trong không khí mát lạnh của Đà Lạt và cũng là loại cỏ chỉ thường thấy ở châu Âu. Đây cũng là sân golf lâu đời nhất Việt Nam và ban đầu được xây dựng bởi người Pháp những năm 1920, thời đỉnh cao của chế độ thuộc địa. Trải qua nhiều thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử – nó đã bị bỏ mặc sau Thế Chiến I và một lần nữa vào năm 1975. Mãi đến năm 1994 mới được trùng tu thành hiện trạng như bây giờ. Kể từ đó sân Dalat đã giành được vô số giải thưởng và mặc dù bây giờ có sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh đáng chú ý ở nhiều nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam, sân Dalat vẫn là một trong những trải nghiệm golf độc đáo nhất của khu vực châu Á.

3. Danang Golf Club – Dunes Course

Địa chỉ: Phường Hoài Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng (Cách sân bay Đà Nẵng 20km)

Số điện thoại: +845113958111

Sân golf The Dunes tọa lạc tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn do tay golf từng vô địch thế giới Greg Norman thiết kế. Sân golf được trang bị các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế như sân tập rộng khu nhà hàng, quầy bar cùng các khu vui chơi khác.

Đây là sân golf gần biển mang phong cách truyền thống đầu tiên của Đông Nam Á, với những bãi cát mở rộng, đường bóng lăn nhanh trong thảm thực vật biển hoang sơ.

4. Laguna Lang Co Golf Club

Địa chỉ: Thôn Cù Dù, xã Lộc Vinh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Cách sân bay Phú Bài 35km)

Số điện thoại: +84543695880

Laguna Lang Co Golf Club là sân golf rất đáng để golfer tới và trải nghiệm. Sân golf được bao quanh bởi thiên nhiên tuyệt đẹp, nằm giữa núi và biển cùng nhiều cảnh quan kỳ diệu. Ngài Nick Faldo vốn nổi tiếng luôn xây dựng những sân golf thách thức và mặc dù sân Laguna vẫn thuộc dạng khá dễ chơi với đa phần golfer, nhưng sẽ có lúc bạn thấy những tee xanh đòi hỏi carry bóng cực xa, hoặc những vùng đất hẹp và bẫy cát sâu. Có khá nhiều bãi cây bụi và cỏ cao, bởi vậy phải là golfer cứng tay thì mới ghi được điểm tốt.

5. Montgomerie Links

Địa chỉ: Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam (Cách sân bay Đà Nẵng 20km)

Số điện thoại: +845103941942

Có vị trí sân gần trung tâm Đà Nẵng và được xây dựng trên cùng khu vực với những sân khác, thì Montgomerie vẫn mang một cảm giác khác lạ oàn toàn bởi được trau chuốt hơn những sân nổi tiếng lân cận. Được dựng dưới chân núi cẩm thạch nổi tiếng, đây là sân golf vô địch đặt theo tên của nhà vô địch thế giới và anh hùng Ryder Cup, Colin Montgomerie, ông đã thành công xây dựng một sân golf mang nét Scotland quê hương mà không cần yếu tố thời tiết.

Sân golf còn có Học viện golf ngoài việc cung cấp cơ sở vật chất để luyện tập theo mong muốn, mà còn có những trang thiết bị công nghệ cao mới nhất để phân tích cú swing của bạn. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng và đánh giá cao những caddie đầy kinh nghiệm hướng dẫn bạn đi hết sân. Nhà CLB hiện đại phục vụ những món ăn xuất sắc chính là miếng ghép cần thiết cuối cùng để tạo nên bức tranh tuyệt diệu.

6. Sea Links Golf Course

Địa chỉ: Km9 đường Nguyễn Thông, Tp. Phan Thiết – Mũi Né, tỉnh Bình Thuận (Cách Tp. HCM 200km)

Số điện thoại: +84623741741 / +84943336333

Sea Links Golf Course là nơi hội tụ tất cả những yếu tố của một sân links đúng nghĩa với tiêu chuẩn quốc tế. Có chiều cao 60m so với mực nước biển, Sea Links là sân golf thử thách nhất châu Á với 18 lỗ golf đều nhìn ra hướng biển cùng nét đẹp tự nhiên của đồi cát với đường cong uốn lượn, gồ ghề và bao bọc bởi những hố cát thử thách.

Đây là sân golf hiếm hoi không chỉ có tầm nhìn toàn cảnh tuyệt vời mà còn được thiết kế với những chướng ngại vật đầy thách thức đối với golfer với nhiều trình độ khác nhau.

Một trong những điểm nhấn của sân Sea Links là khu vực tập golf. Đây là một trong những sân tập tốt nhất Việt Nam với đầy đủ  22 vị trí tập đánh xa và sân tập đánh ngắn, tập gạt có tầm nhìn bao quát vịnh Mũi Né. Sân tập đánh xa có chiều ngang 150 yards và dài 300 yards, đủ không gian tự nhiên để golfer có thể tập luyện một cách thoải mái nhất.

7. The Bluffs Ho Tram Strip

Địa chỉ: Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu (Cách tp. HCM 140km)

Số điện thoại: +84643788655

Sân Bluffs Ho Tram Strip được thiết kế để tái hiện kiểu sân link golf của Scotland. Đây là sân golf bạn phải ghé chơi khi bạn tới thành phố Hồ Chí Minh.

Clubhouse của The Bluffs được thiết kế với không gian thoáng đãng nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư của mỗi người cùng với các trang thiết bị hiện đại, phòng thay đồ và phòng tắm. Ngoài ra, các tay golf có thể tìm thấy tại đây đầy đủ các phụ kiện cho người chơi golf và dụng cụ của tất cả các nhãn hàng nổi tiếng.

8. Ba Na Hills Golf Club

Địa chỉ: Thôn An Sơn, Phường Hoà Ninh, Quận Hòa Vang, Đà Nẵng

Số điện thoại: +845113924888

Đây là sân golf mới nhất trong khu vực và đã nhanh chóng gây danh tiếng lớn trong cộng đồng golf Việt Nam, cụ thể Ba Na Hills Golf Club đã đạt giải thưởng “Sân Golf tốt nhất Việt Nam 2017” do World Golf Awards bình chọn.
Có rất nhiều lý do làm nên sự độc đáo cho sân golf này – đây là sân golf đầu tiên trên thế giới mang tên của cựu golfer số một thế giới Luke Donald, và cũng là sân golf đầu tiên và duy nhất tại Đà Nẵng được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng trên cả 18 hố. Nếu cái nóng mùa hè khiến bạn không muốn lên sân thì có thể chờ khi trời chiều mát và tee off dưới ánh đèn. Ba Na Hills Golf Club là được thiết kế dạng đồi núi với rất nhiều đoạn thay đổi độ cao cùng cảnh quan đa dạng, có góc nhìn tráng lệ từ tee box bao quanh bởi núi đồi trùng điệp.

9. Vinpearl Golf – Phu Quoc

Địa chỉ: Bãi Dài, Gánh Dầu, Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam (Cách sân bay Phú Quốc 20km)

Số điện thoại: +84583590919

VinPearl Golf là một mô hình sân golf kết hợp với khu nghỉ dưỡng rất đáng chơi và golfer có thể kết hợp chơi golf với đi nghỉ dưỡng khi đên đây. Tham khảo thêm thông tin tại : https://golfcity.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-golf/diem-dac-biet-o-san-golf-phu-quoc-va-bang-gia-choi-golf-tai-day/

Tổng hợp các sân golf chất lượng tại Đà Nẵng

Đà Nẵng đang là cái tên được rất nhiều golfer quan tâm khi đi du lịch vào những ngày hè nắng nóng bởi nơi đây cũng có rất nhiều sân golf chất lượng, cụ thể chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc trong bài viết này.

1. Montgomerie Links Vietnam

Sân golf đẳng cấp quốc tế này được xây dựng theo ý tưởng của golf thủ huyền thoại Colin Montgomerie, nằm giữa hai thành phố Đà Nẵng và Hội An. Với phong cách thiết kế ven biển (Links), sân sẽ đem đến cho người chơi nhiều thử thách cũng như những trải nghiệm tuyệt vời mỗi vòng golf.

Bãi sỏi, đồi cát lộng gió, cây cối bản địa… Tất cả kết hợp tạo nên một sân golf đầy cuốn hút. Đường đi của sân golf 18 lỗ này là sự kết hợp hài hòa và thú vị giữa yếu tố tự nhiên và sự đa dạng của đặc tính từng lỗ, điều sẽ rất phù hợp cho các golf thủ với những khả năng khác nhau

Ngoài dịch vụ dành cho khách đánh golf, Montgomerie Links còn có cơ sở vật chất cùng các dịch vụ tiện ích như khu nhà hàng, khu nghỉ ngơi và giải trí. Đây là nơi có thể trải nghiệm cuộc sống mới mẻ và hiện đại mà các khu vực khác tại vùng duyên hải miền Trung và cả khắp Việt Nam cũng khó so sánh được. Montgomerie Links Vietnam sẽ là một nơi phù hợp nếu bạn mong muốn trải nghiệm các sân golf ven biển độc đáo, đầy thách thức với đẳng cấp và chất lượng quốc tế.

2. BRG Danang Golf Resort

Sân golf BRG Danang được thiết kế bởi huyền thoại Greg Norman này hứu hẹn sẽ đem đến cho người chơi những trải nghiệm đầy đủ nhất, từ sân golf đầy thử thách, sân tập golf rộng rãi cho đến các khu nhà hàng, quầy bar… tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt sân chỉ tọa lạc cách Đà Nẵng chỉ 15km.

Với những bãi cát mở rộng và thảm thực vật biển hoang sơ, Sân golf gần biển này sẽ mang đến cho các golf thủ những trải nghiệm theo phong cách truyền thống đầu tiên ở Đông Nam Á. Hình ảnh các đường golf bên bờ biển, những đụn cát trắng chen lẫn với hàng phi lao tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời giữa màu xanh của lá cây, thảm cỏ và màu xanh dương của bầu trời đầy nắng vùng biển miền Trung.

>> Tham khảo các bộ gậy golf honma chất lượng cao : https://golfcity.com.vn/tags/gay-golf-honma/

3. Ba Na Hills Golf Club

Ba Na Hills Golf Club là một sân golf mới tham gia vào danh sách các sân golf hoạt động trên Việt Nam. Sân được quản lý bới IMG, thiết kế bởi Luke Donal, hứu hẹn đem đến những trải nghiệm đẳng cấp cho người chơi.

Sân tọa lạc giữa thung lũng Bà Nà thơ mộng thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Sân golf 18 lỗ với chiều dài tổng cộng 7,595 yard (6,945 mét), 72 gậy tiêu chuẩn, mang đến sự cân bằng, thử thách và thú vị cho golf thủ ở mọi cấp độ và khả năng khác nhau. 9 lỗ đầu nép mình vào rừng cây nguyên thủy, trong khi 9 lỗ sau quay mình sang các sườn đồi uốn lượn. Đường bóng thoáng rộng điểm xuyết bằng những hố cát đầy thách thức cùng với vùng gạt bóng uốn lượn đầy tinh tế sẽ giúp bạn có cơ hội sáng tạo những cú đánh khác nhau.

Bên cạnh đó, Bana Hills golf club còn cung cấp các cơ sở vật chất hàng đầu bao gồm nhà câu lạc bộ hiện đại, sân tập golf cùng khu vực luyện kỹ năng trên mặt cỏ thật và khu mua sắm dành riêng cho các golf thủ. Khu vực nhà hàng có hướng nhìn toàn cảnh sân golf với thực đơn đa dạng và phong phú.

>> Golfcity – địa điểm cung cấp dụng cụ golf hàng đầu Việt Nam : https://golfcity.com.vn/

Golfer miền Bắc nên chơi ở sân golf nào là đáng chơi?

Để một sân golf đạt chuẩn về chất lượng, có rất nhiều yếu tố cần đảm bảo. Đó là yếu tố vị trí địa lý, địa thế, cấu trúc, thiết kế của sân, chất lượng phục vụ,… Chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc một số các sân golf chất lượng cao, được ưa chuộng.

1. Chi Linh Star Golf & Country Club (Sân Chí Linh)

Sân Chí Linh nằm ở khu vực phía Bắc và chỉ nằm cách Hà Nội khoảng 70km, trên một vị trí đắc địa là trung tâm tác phát triển kinh tế du lịch phía Bắc và được xây trên một diện tích rộng là 325 ha. Nằm gọn mình trong lòng một thung lũng tuyệt đề với những dải đồi và hồ nước tự nhiên.

Sân Chí Linh gồm 36 hỗ theo tiêu chuẩn quốc tế AAA, được thiết kế rất thách thức dựa vào đồi núi sẵn có của Chí Linh. Tay chơi golf nào thực sự có nghề và có bản lĩnh đều không muốn bỏ qua cơ hội thử sức ở “Sân Golf Thách Thức Nhất Việt Nam 2007” này.

Điểm cao nhất của sân golf Chí Linh chính là nhà Câu Lạc Bộ. Tòa nhà tròn với thiết kế độc đáo, toàn bộ hệ thống và tường bao được xây dựng bằng cửa kính trong suốt cho phép du khách và khán giả có thể chiêm ngưỡng phần lớn diện tích với 28/36 hố golf.

>>Tham khảo các bộ gậy chơi golf có tại golfcity.

2. Phoenix Golf Resort (Sân Lương Sơn)

Nằm tại Lâm Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình. Sân Phượng Hoàng là khu nghỉ dưỡng kết hợp sân golf lớn nhất miền bắc với diện tích 312ha. Sân được thiết kế gồm 54 lỗ, là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau như: Phoenix Course do Golf Plan Mỹ thiết kế, Champion Course do Song Ho Hàn Quốc thiết kế và Dragon Course do Công ty Nhật Bản thiết kế.

Một điểm lợi thế khác của Lương Sơn là vị trí chỉ cách thủ đô Hà Nội 38km, golfer sẽ chỉ mất 1h đồng hồ lái xe để có thể tận hưởng được vẻ đẹp của sân. Một vẻ đẹp tạo nên từ màu xanh của cây cỏ và sự hùng vĩ của những ngọn núi cao trong mây.

>>Tham khảo địa chỉ bán giày chơi golf – dụng cụ không thể thiếu của golfer khi lên sân.

3. Kings Island Golf Resort (Sân Đồng Mô)

Tọa lạc tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Sân Đồng Mô được xây dựng trên một diện tích 350ha, gồm 36 lỗ và được chia làm 2 sân 18 hố gồm sân Lakeside và sân Mountaiview. Mỗi sân đều mang trong mình những đặc điểm riêng.

Sân Lakeside là một sân được xây dưng với các bẫy chính là các hồ nước tự nhiên. Với các green khá nhỏ, điều này thực sự tạo khó khăn cho golfer truong mỗi đường golf. Cỏ trồng tại các green là giống cỏ TifDwarf, còn tại các fairways sử dụng cỏ Bermuda.

Sân Mountain View được thiết kế trên địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa cảnh đẹp của hồ nước cùng những dãy núi xa xa và rừng cây bao bọc xung quanh. Đặc biệt độ khó của sân golf thực sự sẽ là một thử thách của bất kỳ tay golf nào. Sân golf này đã nhận giải thưởng “The best Par 5 in 2008”.

4. Van Tri Golf Club (Sân Vân Trì)

Sân Vân Trì nằm tại Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam và chỉ cách trung tâm Hà Nội 20km, cách đường cao tốc Hà Nội – Nội Bài 4km. Sau 2 năm hoạt động, sân đã vinh dự dự trở thành sân golf đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đón nhận chứng chỉ quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế và là sân golf 18 lỗ riêng tư đầu tiên ở Việt Nam chỉ dành phục vụ cho hội viên, với giới hạn số lượng 400 hội viên.

Vân Trì cũng là sân golf duy nhất ở Việt Nam có phòng thay đồ độc đáo dành riêng cho các quý ông. Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Peter Rousseau, 18 lỗ golf của sân Vân Trì mang đến cho các tay golf mọi trình độ cơ hội trải nghiệm những vòng golf đầy thư giãn. Kiến trúc sư Peter đã khéo léo tạo cho quần thể sân golf một sự cân bằng hài hòa khi pha trộn màu sắc, bố cục, chiều cao và các yếu tố như đá, nước, cát, cây cỏ… để mang đến sự đa dạng trong từng lỗ golf.

>>Tổng hợp các loại phụ kiện chơi golf có tại golfcity.

Bạn đã biết về các loại sân golf ?

Đối với người  chơi golf, việc số lượng sân golf ra tăng cũng như là sự khác nhau về các đặc điểm địa hình, chi phí, phục vụ,…, có thể gây cho bạn những khó khăn, những băn khoăn nhất định khi muốn chọn lựa một sân golf phù hợp. Cùng tìm hiểu về việc phân loại các sân golf qua bài viết này của chúng tôi.

1. Phân loại theo quyền hạn tham gia:

Loại này được phân ra làm 4 loại khác nhau là:

– Sân golf công cộng ( Public course ): Đây là dạng sân golf dành cho tất cả mọi người, không có phí hội viên, người chơi chỉ phải trả phí sân cỏ (green fee). Bất kỳ ai cũng có thể trả phí thấp để vào chơi golf. Các sân này phổ biến ở những nước phát triển, thường do Nhà nước hoặc chính quyền địa phương xây dựng nhằm tạo điều kiện để mọi người dân đều có thể chơi golf.

– Sân golf nghỉ dưỡng ( Resort course ): Đây là dạng sân golf kết hợp giữa sân golf và khu nghỉ dưỡng xung quanh. Hội viên và khách nghỉ dưỡng tại khu resort được ưu tiên chơi golf vào những giờ chính, những đối tượng khác chỉ được chơi golf vào những giờ nhất định với mức phí khá cao.


– Sân golf bán tư nhân
 ( Semi-private course): Đây là dạng sân kết hợp giữa hình thức hội viên và khách vãng lai. Khách chơi golf có thể lựa chọn cách đóng phí chơi golf theo ngày hay mua thẻ hội viên dài hạn.

– Sân golf tư nhân ( Private ): Đây là loại sân chỉ dành riêng cho các hội viên và khách của hội viên. Loại hình sân golf này thường có phí hội viên cao để giới hạn số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ và nhu cầu riêng tư của hội viên.

>>Xem ngay các mẫu thời trang golf nam, nữ phù hợp với mọi golfer khi ra sân.

2. Phân loại theo kích thước và độ dài:

Loại này được phân ra làm các loại khác nhau là:

– Sân 18 hố: Đây là loại sân được coi là chuẩn mực trên thế giới. Sân golf 18 hố có tính truyền thống, được thiết kế với chín hố trước và chín hố sau. Tổng chiều dài của sân khá đa dạng (phải có chiều dài ít nhất 5.200 yard, par 66) và tùy thuộc vào số lượng các hố par 3, 4, 5 và chiều dài của chúng


– Sân 9 hố:
 Sân 9 hố có diện tích nhỏ hơn 18 hố và chỉ gồm 9 hố chơi nhưng vẫn có đủ các hố chuẩn par 3, 4, 5 với chiều dài theo quy định. Để chơi hết một vòng 18 hố ở những sân golf này, bạn phải chơi hai lần.


– Sân thực hành 
( Executive course ): Sân này cũng gồm 9 hố giông sân 9 hố nhưng nó được thiết kế với nhiều hố chuẩn par 3 và một vài hố par 4 hoặc par 5.

– Sân par-3: Sân golf par 3 cũng có chín hố, nhưng được thiết kế chỉ có các hố chuẩn par 3, rất thích hợp với những người mới bắt đầu chơi golf vì dễ kiểm soát khoảng cách và để tập đánh những cú bóng ngắn.

– Sân tiếp cận ( Approach course ): Sân này giống sân par 3, tuy nhiên độ dài ở mỗi hố sẽ ngắn hơn.

Thích hợp cho người tập pitching và chipping.

>>Các loại mũ chơi golf  – phụ kiện không thể thiếu khi chơi golf ngoài trời.

3. Phân loại theo yếu tố môi trường, địa hình

– Sân golf gò cát ( Links course ): Đây là dạng sân nằm gần bờ biển, tọa lạc trên những dải cát mỏng, thảm cỏ, cồn cát và luôn có gió lớn quanh năm. Gọi là sân golf dạng links vì những yếu tố này được liên kết với nhau. Sân gò cát có fairway nhấp nhô, nhiều cồn cát với bẫy cát sâu, rất ít hoặc không có cây cối.


– Sân golf công viên
 ( Parkland course ): Đây là loại sân được ưa chuộng và thông dụng tại những nước có nền công nghiệp golf phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu, có đặc điểm là trong khu vực tồn tại nhiều cây to cổ thụ, bụi cỏ, fairway xanh tốt quanh năm, được chăm sóc kỹ lưỡng. Các hố cát cũng được bố trí với mật độ dày đặc để tạo ra độ khó cho sân. Đa số sân golf công viên thường được bố trí sâu trong đất liền, nhưng cũng có một số sân được xây dựng gần bờ biển.


– Sân golf sa mạc
 ( Desert course ): Dạng sân này chủ yếu được xây dựng trên những vùng đất hoang mạc, khô cằn. Nhìn từ xa, sân golf giống nhưốc đảo xanh nổi lên giữa sa mạc rộng lớn. Đặc điểm địa hình của sân golf sa mạc là có hồ nước với các khu đất cát lớn nhấp nhô xung quanh fairway, tô điểm bởi các cây cọ, xương rồng. Kiểu sân golf này rất thịnh hành chủ yếu tại khu vực Tây Nam Hoa Kỳ.


– Sân golf cổ
 ( Heath-land course ): Dạng sân này nằm sâu trong đất liền nhưng có fairway rộng, quanh co và xuyên suốt sân với nhiều bụi rậm, cây nhỏ xen kẽ nhiều cây lớn xung quanh. Sân golf cổ có tương đối nhiều tại Anh, Ireland, điển hình là sân Walton Heath, nơi từng tổ chức giải Ryder Cup.

Ngoài ra còn có một số loại sân đặc biệt khác những rất ít đó là sân cát và sân băng.

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.

Up ↑